Chọn quạt công nghiệp phù hợp tổn áp hệ thống

Nguyên tắc khi lựa chọn quạt công nghiệp:

  • Cung là đường đặc tính quạt do nhà sản xuất cung cấp, hoặc do khảo nghiệm. Thực tế, vẽ đường cung và cầu về lưu lượng gió với áp suất tương ứng.
  • Chọn sao cho lưu lượng và áp suất phù hợp, điểm hoạt động gần với điểm hiệu suất cao nhất.
  • Cầu là sự thay đổi tổn áp tùy theo lượng gió cung cấp, tính từ cấu tạo và bố trí cụ thể của hệ thống.
  • Tránh quá lớn quay chậm hay chọn quạt quá nhỏ quay nhanh, sau khi xác định chọn được quạt, việc xác định kích thước miệng ra của quạt cần phải tương ứng để tránh tổn thất, tiết diện miệng ra của quạt nên từ 0,7 -1,3 tiết diện của đường ống

1. Đường đặc tính quạt – hệ thống

Tùy theo loại quạt công nghiệp  có đường đặc tính khác nhau, có điểm hiệu suất tĩnh cao nhất, quạt sẽ hoạt động hiệu quả và ổn định ít ồn nhất ở vùng lân cận về phía bên phải với diểm BEP. Cần lưu ý với 1 yêu cầu có thể chọn được hơn 1 quạt, khi có 2 quạt cùng đường đặc tính nhưng có điểm BEP khác nhau chế độ hoạt động sẽ khác đi.

Đường đặc tính của hệ thống được vẽ từ tính toán tổn áp, giao điểm giữa 2 đường này là điểm làm việc của quạt (FOP). FOP càng gần với BEP quạt hoạt động càng hiệu quả. Chính vì lẽ đó, việc xác định tổn thất của hệ thống và chọn quạt phù hợp giúp cho  hệ thống hoạt động hiệu quả nhất.

Đường đặc tính quạt công nghiệp hệ thống

HÌnh: Đường đặc tính quạt công nghiệp – hệ thống

so sanh duong dac tinh cua 4 dang HT cung voi D va n

Hình:  So sánh đường đặc tính của 4 dạng quạt HT với cùng D và n (Bleier, 1985)

Duong dac tinh quat ly tam RBDuong dac tinh quat ly tam

Hình: Đường đặc tính quạt ly tâm: a/ quạt FC, b/ quạt RB –và đặc tính công suất

Hình a cho thấy đường đặc tính của 4 loại quạt HT có cùng đường kính và số vòng quay có lưu lượng và cột áp khác nhau. Vì vậy tùy tổn áp của hệ thống chọn quạt HT phù hợp (cùng Q với Dp khác nhau,chọn VAF hay VAF-2T…).

Hình b cho thấy đường đặc tính công suất quá tải (công suất tiêu thụ tăng khi giảm áp) của quạt ly tâm có cánh cong về trước (FC) và cánh hướng tâm (RB) nên lưu ý khi khởi động quạt tránh quá tải mô tơ.

2. Chọn quạt:

Tùy theo yêu cầu về đặc tính cũng như độ ồn, việc bố trí, … ta có thể chọn quạt khác nhau. Theo ông Bleier, có thể căn cứ vào hệ số quay nhanh ns để chọn quạt.

chon quat cong nghiep

trong đó: nrpm : tốc độ quay, vòng/phút.

Q:

h :

lưu lượng, m3/s. tĩnh áp, mmH2O

chon duong dac tinh quat cong nghiep va tro luc cua he thong

Hình: Chọn Đường đặc tính quạt và trở lực của hệ thống (NH Tâm 2010)

Bảng: Chọn quạt theo hệ số quay nhanh ns  (Bleier, 1998)

chon quat cong nghiep theo he so quay nhanh

Hình trên cho thấy đường đặc tính của 3 quạt HT 13-2T, 14-2T và 14-1T với đường kính 1300, 1400mm 2 tầng cánh và 1400mm 1 tầng cánh, có tỷ số dt/dro và số vòng quay/phút là 0,5-920; 0,6-820; 0,6-1020 có BEP khác nhau tương ứng với đường đặc tính (trở lực) của hệ thống sấy tĩnh với lớp lúa dày 40, 50,70 và 80cm.

Với quạt HT14-1T, hiệu suất cao nhất chỉ tương ứng với lớp lúa dày 40-50cm, vượt qua  lớp dày này gió giảm nhanh, hiệu suất thấp và chạy không ổnđịnh.

Đường đặc tính H13-2T, H14-2T của quạt 1300 1400 gần giống nhau chỉ khác nhau điểm BEP có thể sử dụng cho lớp lúa dày 70 – 80cm (mặt cười). tuy nhiên vùng hoạt động của quạt HT 13-2T gần với BEP nên hiệu quả và ổn định hơn.

Với quạt ly tâm tùy theo công dụng để vận chuyển khí sạch, khí có lẫn bụi, khói hay các  vật rắn có kích thước nhỏ… có thể chọn dạng cánh theo bảng sau:

chon quat ly tam theo cong dung

Trong đó: AF, BC, BI là dạng cánh khí động, dạng cánh cong lui, dạng cánh thẳng nghiêng lui có hiệu suất chung cao, ít ồn và đường đặc tính không quá tải khi chạy không, thích hợp với khí sạch hoặc ít bụi dùng nhiều trong hệ thông thoáng, hệ thống sấy, tồn trữ….

Dạng cánh AH dùng hút khói, MH dùng vận chuyển mạt cưa dăm bào, vật liệu dạng hạt rời; LS, LSO cũng giống MH nhưng không có dĩa trước hoặc cả dĩa sau

Bài viết liên quan